Bộ nhớ eMMC là gì? So sánh eMMC với SSD

Bộ nhớ eMMC là gì? So sánh eMMC với SSD – Khi chọn mua máy tính xách tay, hoặc thậm chí là điện thoại, máy tính bảng, bạn có lẽ đã đôi lần nghe đến bộ nhớ eMMC. Vậy eMMC là gì? Nó thường được áp dụng cho những loại thiết bị nào? Lợi ích của nó là gì? Hãy cùng tìm hiểu về eMMC và so sánh nó với SSD qua bài viết sau.

So sánh ổ cứng SSD và eMMC: Loại nào nhanh hơn, nên chọn cái nào? - Thegioididong.com

Bộ nhớ eMMC là gì?

eMMC là thuật ngữ viết tắt cho “embedded Multi-Media Controller” (bộ điều khiển đa phương tiện nhúng), đề cập đến một bộ phần mềm bao gồm bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash được tích hợp trên cùng một khuôn silicon.

Giải pháp eMMC bao gồm ít nhất 3 thành phần: giao diện MMC (thẻ nhớ đa phương tiện), bộ nhớ flash và bộ điều khiển flash, được cấp trong gói BGA tiêu chuẩn công nghiệp.

Các ứng dụng nhúng ngày nay chẳng hạn như camera kỹ thuật số, điện thoại thông minh và máy tính bảng hầu như đều lưu trữ nội dung trên bộ nhớ flash. Trong quá khứ, điều này đòi hỏi một bộ điều khiển chuyên dụng để quản lý việc đọc và ghi dữ liệu, kiểm soát bởi ứng dụng CPU.

Bộ nhớ eMMC

Bộ nhớ eMMC.

Tuy nhiên, khi công nghệ chất bán dẫn phát triển đến mức cho phép mật độ lưu trữ tăng lên đáng kể, thì việc bộ điều khiển quản lý những tính năng đó từ bên ngoài khuôn bộ nhớ flash ngày càng trở nên kém hiệu quả. Kể từ đây, eMMC đã phát triển như là một phương pháp được tiêu chuẩn hóa cho việc nhồi bộ điều khiển vào khuôn flash. Khi eMMC được cải thiện, tiêu chuẩn cũng được áp dụng cho các tính năng chẳng hạn như cắt, xóa một cách an toàn, ngắt ưu tiên cao để đáp ứng nhu cầu về hiệu suất và bảo mật cao.

Ổ cứng eMMC là gì? Có lợi ích gì? Có giúp máy tính nhanh hơn không?

Vì vậy, dù tiêu chuẩn eMMC được tạo ra để cải tiến tốc độ và thông lượng dữ liệu cho những con chip có mật độ cao được thiết kế để lưu trữ video có độ phân giải cao, các thế hệ mới hơn lại làm được nhiều điều hơn cùng nhiều ứng dụng hơn, và mỗi thế hệ tiêu chuẩn sẽ chứa nhiều tính năng bổ sung mới cho người dùng cuối có trải nghiệm phong phú hơn.

eMMC được dùng cho những thiết bị nào?

eMMC phù hợp cho những ứng dụng hiệu suất cao, chẳng hạn như những sản phẩm điện tử tiêu dùng cầm tay gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng kỹ thuật số, trình phát đa phương tiện, PDA, các hệ thống định vị và máy ảnh kỹ thuật số. Do vậy, eMMC có thể được áp dụng cho thiết bị di động, các giải pháp lưu trữ nâng cao và như một sự thay thế cho phương tiện lưu trữ truyền thống (ví dụ: HDD).

Surface Laptop Go phiên bản thấp nhất của Microsoft được trang bị bộ nhớ eMMC 64GB.

Surface Laptop Go phiên bản thấp nhất của Microsoft được trang bị bộ nhớ eMMC 64GB.

Lợi ích của eMMC

Kiến trúc eMMC tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ flash trong cùng một bộ phần mềm giúp đơn giản hóa thiết kế giao diện ứng dụng và giải phóng bộ xử lý chủ khỏi việc quản lý bộ nhớ flash cấp thấp. Điều này mang lại lợi ích cho các nhà phát triển sản phẩm bằng cách đơn giản hóa quá trình thiết kế và thẩm định giao diện bộ nhớ không bay hơi – rút ngắn thời gian đưa ra thị trường cũng như tạo điều kiện hỗ trợ cho các dịch vụ thiết bị flash trong tương lai.

Ổ cứng eMMC là gì? Có lợi ích gì? Có giúp máy tính nhanh hơn không? - Thegioididong.com

Nói cách khác, bộ nhớ eMMC che giấu sự phức tạp của công nghệ bộ nhớ flash trong một bộ phần mềm plug-and-play (cắm và chạy) tiện lợi. Rõ ràng, nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho các nhà phát triển.

Tiếp đến, eMMC loại bỏ nhu cầu phát triển giao diện phần mềm cho tất cả các loại bộ nhớ NAND bằng cách tích hợp bộ điều khiển vào con chip bộ nhớ và cung cấp gói các giải pháp ghi nhớ dễ dùng để truyền dữ liệu tốc độ cao qua các thiết bị, chẳng hạn như điện thoại di động. Nó cũng xóa bỏ nhu cầu về khe cắm mở rộng bộ nhớ bằng cách xếp chồng nhiều tính năng bộ nhớ theo chiều dọc, tạo thành một khối có kích thước siêu nhỏ cho các thiết bị bộ nhớ.

Ngoài ra, thiết kế này còn giúp các nhà phát triển chọn nhà cung cấp thành phần phụ từ một cơ sở rộng lớn hơn, làm tăng doanh thu và rút ngắn thời gian ra mắt thị trường.

So sánh eMMC với SSD

MMC là tiền thân của lưu trữ Secure Digital (SD). MMC vẫn còn tồn tại, nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy phiên bản được nhúng của nó (eMMC) nhiều hơn.

eMMC mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh doanh cho các nhà phát triển.

eMMC mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh doanh cho các nhà phát triển.

Bộ nhớ eMMC thường được tìm thấy trên điện thoại và các loại máy tính bảng, máy tính xách tay giá rẻ. Phần “được nhúng” (embedded – trong cụm từ tiếng Anh của nó) xuất phát từ thực tế rằng bộ nhớ này thường được hàn trực tiếp vào bo mạch chủ của thiết bị. Bộ nhớ eMMC bao gồm bộ nhớ flash NAND – thứ mà bạn sẽ tìm thấy trong ổ USB, thẻ SD và ổ cứng thể rắn (SSD) – không cần nguồn để lưu trữ dữ liệu.

Mặc dù cả hai đều chứa một loạt bộ nhớ NAND, SSD và bộ nhớ eMMC vẫn rất khác biệt.

Tiêu chuẩn hiện tại cho bộ nhớ eMMC là v5.1A, có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 400MB/giây, tương đương với tốc độ của SSD SATA.

Tuy nhiên, không chỉ mỗi tốc độ truyền dữ liệu mới quyết định mức độ ảnh hưởng tới hiệu suất của thiết bị. Bộ nhớ eMMC thường hoạt động với ít cổng bộ nhớ hơn so với SSD, đồng nghĩa với việc nó có thể truyền dữ liệu ở tốc độ tương đương, chỉ là không cùng dung lượng.

Hãy liên tưởng tới một con đường – càng nhiều làn, thì càng nhiều xe hơi có thể lưu thông trong một thời điểm. eMMC lại chỉ có một làn cho mỗi chiều, trong khi SSD có cao tốc nhiều làn.

SSD.

Ổ SSD.

Nếu như bạn thích bộ nhớ truyền dữ liệu nhanh nhất có thể, bạn có thể sẽ cân nhắc đến SSD Pcle. Một vài trong số đó có thể đạt tốc độ đọc lên tới 3,500 MB/giây. Tốc độ ghi chậm hơn một chút, tối đa 3,300MB/giây, nhưng vẫn cao hơn bộ nhớ eMMC.

Những chiếc laptop giá rẻ thường đi kèm bộ nhớ 32GB hoặc 64GB – kích thước phổ biến của eMMC, nhưng đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp các phiên bản 128GB và 256GB. Bộ nhớ eMMC hoạt động trơn tru đối với các loại tệp có kích thước nhỏ. Vì thế, nếu thường làm việc với file có kích thước lớn, người dùng sẽ ưu tiên SSD.

SSD thường có kích thước lớn, bắt đầu từ 128GB cho đến nhiều Terabyte, do đó, chúng đắt đỏ hơn. Nếu đang tìm kiếm một ổ eMMC, hãy chuẩn bị tinh thần trả phí cho lưu trữ đám mây, bởi bạn chắc chắn cần dùng đến dịch vụ này khi eMMC cạn dung lượng. Còn với SSD, bạn sẽ tiết kiệm được một ít chi phí trả cho dịch vụ đám mây.

Song, bộ nhớ eMMC giá rẻ, có kích thước khiêm tốn không hẳn là tệ. Vẫn có “đất” để nó thể hiện, chẳng hạn ở những chiếc laptop phân khúc giá rẻ, như Surface Laptop Go của Microsoft chẳng hạn. Nó vẫn có thể đáp ứng được các tác vụ văn phòng, giải trí và học tập cơ bản.

Emmc điện thoại là gì, eMMC 128GB, eMMC Android, Emmc là gì, Thay ổ cứng eMMC cho laptop, eMMC 256GB, eMMC 32GB, UFS, Thay ổ cứng eMMC cho laptop, Ổ cứng eMMC thay được không, Emmc là gì, eMMC 32GB, Lvds là gì, eMMC 128GB.