Cách kiểm tra card màn hình nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cách kiểm tra card màn hình nhanh nhất, hiệu quả nhất. Mặc dù CPU và RAM máy tính cũng rất quan trọng, nhưng GPU là thành phần quan trọng nhất khi chơi game trên PC. Nếu không có GPU đủ mạnh, bạn không thể chơi các trò chơi PC mới hoặc phải chơi chúng với các cài đặt đồ họa thấp hơn. Một số máy tính có đồ họa tích hợp và chuyên dụng công suất thấp, trong khi một số máy tính khác có card đồ họa (đôi khi được gọi là card video) rời mạnh mẽ. Dưới đây là cách xem lại phần cứng đồ họa trên máy tính Windows.

Tại sao cần tìm hiểu thông tin về GPU?

Điều tốt nhất với Windows là bạn có thể lựa chọn hầu hết mọi thành phần của máy tính. Khi đã đến lúc nâng cấp những thứ quan trọng như GPU, điều quan trọng là bạn phải biết chính xác tên thương hiệu và số model GPU. Mặc dù chỉ có hai thương hiệu GPU là Nvidia & AMD, nhưng biết chính xác thương hiệu và số model cho phép bạn chọn các sản phẩm tương thích.

Không chỉ vậy, một số tính năng chỉ dành riêng cho những loại GPU nhất định. Việc tìm kiếm thông tin GPU cũng rất quan trọng để cài đặt driver tương thích và những phần mềm cần thiết khác.

Cách kiểm tra card màn hình bằng Dùng Task Manager DirectX Diagnostic Tool

Trên Windows 10, bạn có thể kiểm tra thông tin GPU ngay trong Task Manager bằng cách click chuột phải vào thanh tác vụ, chọn Task Manager hoặc nhấn Windows+Esc để mở nó.

 

Click vào tab Performance ở trên đầu cửa sổ (nếu không thấy tab này, click vào More Info), chọn GPU 0 ở thanh bên. Bạn sẽ thấy tên nhà sản xuất GPU và tên model hiển thị ở góc trên cùng bên phải cửa sổ. Bạn cũng thấy các thông tin khác như dung lượng bộ nhớ GPU, mức sử dụng GPU theo từng ứng dụng. Nếu hệ thống của bạn có nhiều GPU, bạn sẽ thấy GPU được đánh số 1, 2, v.v…. Mỗi con số này đại diện cho một GPU vật lý khác nhau.

Trên các phiên bản Windows cũ hơn, chẳng hạn như Windows 7, bạn có thể tìm thấy thông tin này trong DirectX Diagnostic Tool. Để mở nó, hãy nhấn Windows+R,dxdiag vào hộp thoại Run xuất hiện và nhấn Enter.

 

Click vào tab Display và nhìn vào trường Name trong phần Device. Bạn cũng thấy các thông tin khác ở đây như dung lượng bộ nhớ video (VRAM) được tích hợp trong GPU.


Nếu có nhiều GPU trong hệ thống, ví dụ trên một laptop có GPU Intel công suất thấp sử dụng cho pin và GPU NVIDIA công suất cao sử dụng khi chơi game, bạn có thể kiểm soát ứng dụng sử dụng GPU nào trong Settings của Windows 10. Những điều khiển này được tích hợp trong Control Panel NVIDIA.

Kiểm tra card màn hình bằng Device Manager

1. Nhập Device manager vào hộp tìm kiếm ở góc dưới bên trái màn hình và nhấp vào biểu tượng để mở.

2. Tìm Display adapters trong danh sách và nhấp vào mũi tên bên cạnh để mở rộng danh sách.

3. Tên GPU của bạn được liệt kê ở đó.

Bạn có thể thấy rằng máy tính trong ví dụ có AMD Radeon Vega 3.

Nếu bạn không chắc chắn công ty nào đã sản xuất con chip của mình, nhấp chuột phải vào tên thiết bị và chọn Properties. Trong cửa sổ mở ra, bạn sẽ thấy nhà sản xuất được liệt kê ở đó.

Kiểm tra card màn hình qua System Info

Thông tin về GPU cũng có sẵn trong công cụ System Info. Trên thực tế, công cụ System Info cung cấp một lượng lớn thông tin về máy tính của bạn. Bất cứ khi nào bạn muốn biết điều gì đó về máy tính của mình, đây là công cụ bạn nên mở.

1. Mở hộp Run với tổ hợp phím Windows + R.

2. Nhập msinfo32 vào trường trống và nhấp vào OK.

3. Trong cửa sổ System Info, chọn System Summary trên bảng điều khiển bên trái.

4. Bạn sẽ thấy số model CPU và tên bên cạnh Processor trên bảng điều khiển bên phải.

5. Tiếp theo, mở rộng cây Components và chọn Display trên bảng điều khiển bên trái.

6. Tên GPU và số model sẽ nằm bên cạnh phần Name trên bảng điều khiển bên phải.

Khi đã có các chi tiết cần thiết, bạn có thể đóng công cụ System Info.

Sử dụng phần mềm GPU-Z để kiểm tra card màn hình

GPU-Z được biết đến là phần mềm chuyên dụng để xem chi tiết các thông số của VGA và theo dõi tình trạng hoạt động của nó. Bạn tải và cài đặt phần mềm vào máy, tiếp đó mở phần mềm ra bạn sẽ thấy có nhiều tab hiển thị trên màn hình, mỗi tab sẽ cung cấp thông số chi tiết của máy tính. Hình ảnh phía dưới thể hiện những thông số màn bạn cần chú ý.

Lưu ý: Khi bạn chạy phần mềm  TechPowerUp GPU-Z sẽ có lời nắc UAC hiện ra, lúc này bạn hãy nhấn vào Yes.

Cách kiểm tra card màn hình trên vỏ laptop

Khác với máy tính PC, nhiều dòng laptop hiện nay thì các thông số phổ biến về chip, card màn hình sẽ được nhà sản xuất dán trực tiếp trên vỏ nhằm giúp người dùng dễ dàng biết được cấu hình cơ bản của laptop.

Bạn có thể quan sát ở phía góc trái hoặc góc phải tùy vào từng dòng và thương hiệu của laptop.

Cách test card màn hình PC

Đối với PC bạn cũng có thể dễ dàng kiểm tra card màn hình là card rời hay card onboard thông qua những cách đã giới thiệu phía trên: Directx Diagnostic Tool, phần mềm GPU-Z,…

Check card màn hình Macbook

Đối với những chiếc Macbook đến từ thương hiệu riêng Apple thì cách kiểm tra card màn hình sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhấp vào biểu tượng trái táo phía bên trái màn hình Macbook

  • Bước 2: Chọn mục  “About this Mac”

Lúc này, một bảng thông tin sẽ xuất hiện, tại đây bạn sẽ biết được hệ điều hành, dòng máy, dung lượng RAM, bộ vi xử lý,…

Trên cửa sổ này, để xem toàn bộ thông tin về màn hình như card màn hình của máy, kích thước, độ phân giải thì bạn hãy nhấn vào tab “Displays”.