Lời khuyên lắp máy tính bàn, mua laptop cũ sao cho tốt

Lời khuyên lắp máy tính bàn, mua laptop cũ sao cho tốt. Lâu lâu ghé vào VOz thấy cái nhau um tỏi mấy vụ tư vấn máy này máy nọ. Một bạn mua phải con main cũ bị cái bệnh là đến gặp thợ chạy ngon về nhà thì chập chờn. 5 lần bẩy lượt chán …Có mấy điều này khuyên chân thành các bạn để đỡ tiền mất tật mang.

 

Lời khuyên chuẩn giúp lắp máy tính bàn, mua laptop cũ sao cho tốt
Lời khuyên chuẩn giúp lắp máy tính bàn, mua laptop cũ sao cho tốt

Lời đầu tiên là, nếu nỡ mua cái máy cũ nó không ra gì rồi, bảo hành nó cũng thiếu trách nhiệm, thôi- quăng đi cho lành. Xem tự khắc phục được cái gì thì khắc phục, vì trách nhiệm của người bán hàng cũ thường chẳng mấy ai tài chính đủ để séc kiu (đảm bảo) cho bạn được. Cãi nhau đau đầu nhiều lý lẽ, đồ cũ nói thật bạn không test kĩ thì chỉ tự trách mình mà thôi, cùng lắm viết bài chưởi tí cho bõ tức cũng được để cảnh báo anh em- nhưng thật ra thì 10 thì 9 là vậy, trách nhiệm nó không như hàng hãng được. Nên mua đồ cũ thì phải am hiểu, biết cách test thì mua, không thì mới cho lành và nhanh!Một con máy cũ thường bây giờ lãi cùng lắm 400k đến 1 triệu, hỏng lỗi lớn lấy gì mà bảo với chẳng hành mà đòi 12 tháng.

1. Xác định nhu cầu bản thân khi mua laptop cũ

Bạn cần xác định rõ ràng nhu cầu sử dụng laptop của mình là gì để từ đó định hướng chọn máy cho phù hợp. Nhu cầu của bạn sẽ quyết định đến các thông số cấu hình máy như CPU, RAM,…do đó trước hết hãy xem mình cần dùng laptop để làm gì

Nhu cầu ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn loại laptop mà bạn cần

– Phục vụ học tập, làm việc văn phòng, giải trí đơn giản: bạn nên chọn laptop cũ có cấu hình vừa phải để tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. CPU nên từ core i3 đến i5, RAM 4GB là hợp lí.

– Phục vụ chơi game, đồ họa, làm việc với các ứng dụng nặng: laptop cần sở hữu cấu hình tốt: CPU từ core i5 – i7, RAM tối thiểu 4GB, màn hình 15.6” hoặc 17.3”.
 

2. Lựa chọn nhãn hiệu laptop phù hợp

 

Cũng giống như laptop mới, máy tính laptop cũ cũng có nhiều sự lựa chọn cho người dùng như: laptop Dell cũ, laptop Asus cũ, laptop Hp cũ, laptop Lenovo cũ,… Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung cấp laptop cũ tốt đến tay người dùng, Kim Long Center nhận thấy 2 hãng laptop bạn nên lựa chọn khi có nhu cầu mua đó là Dell  Lenovo.
 

  • Laptop cũ Dell:

    Dell có xuất xứ từ Mỹ và là một trong những thương hiệu laptop bán chạy nhất trên thế giới. Các dòng laptop Dell thường không quá chú trọng đến thiết kế bên ngoài mà tập trung vào các linh kiện bên trong nên bạn sẽ thường thấy laptop của hãng có độ bền rất cao.

    Chính vì vậy, các dòng laptop cũ Dell được xem là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn, nhất là dòng Latitude. Đây là dòng dành cho doanh nhân nên ngoài độ bền thì hiệu năng của máy cũng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của người dùng.

 

  • Laptop cũ Lenovo:

    Là thương hiệu laptop có xuất xứ từ Trung Quốc. Laptop Lenovo cũ ghi điểm nhờ độ bền tương đương với Dell cùng mẫu mã đa dạng cho người dùng lựa chọn. Bên cạnh đó, Lenovo là lựa chọn latpop cũ cho sinh viên rất lí tưởng bởi thời lượng pin của máy thuộc dạng “trâu”, đáp ứng tốt nhu cầu học tập cả ngày không bị gián đoạn.

    Theo kinh nghiệm của mình thì nếu chọn Lenovo bạn có thể cân nhắc 2 dòng máy là Thinkpad và Ideapad. Vì được thiết kế để hướng đến người dùng doanh nghiệp nên hiệu năng của 2 dòng này được đánh giá rất cao.
     

  • Laptop cũ HP:

    Giống như Dell, HP cũng là thương hiệu laptop có xuất xứ từ Mỹ. Những sản phẩm laptop HP cũ thường được bán là dòng Probook và Elitebook, đây là những dòng máy được đánh giá có độ bền cao cũng như cấu hình tốt đáp ứng cho công việc.

    Nhìn chung thì laptop Dell, Lenovo và HPcó thiết kế rất bền cùng hiệu năng tốt, việc mua laptop cũ của ba hãng này giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí vừa sở hữu máy đảm bảo chất lượng cao.
     

3. Kiểm tra laptop kỹ càng trước khi mua

 Kể cả laptop cũ xách tay hay laptop nhập khẩu cũ thì trước khi quyết định mua bạn cần kiểm tra một cách kỹ càng, đảm bảo chọn máy xứng đáng với số tiền mình bỏ ra. Để test laptop cũ, bạn cần chú ý những điểm sau đây:
 

– Kiểm tra chi tiết máy từ ngoài vào trong, đặc biệt chú ý đến: tổng thể máy, cấu hình, màn hình, bàn phím và cổng kết nối.
 

– Bằng mắt thường bạn hãy xem bao quát laptop xem có nứt, vỡ hay không, các mép có sát hay không. Những khu vực như bản lề hay góc của máy dễ bị bỏ qua nên bạn hãy chú ý đến chúng.
 

– Kiểm tra lại cấu hình máy xem có đúng là cấu hình mình đang muốn mua hay không, người bán có đưa nhầm máy hay không.
 

– Hãy quan sát màn hình thật kỹ để chắn chắn không có quá nhiều điểm chết ảnh hưởng tới việc hiển thị hình ảnh.
 

– Check lại bàn phím và bàn di chuột để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt.
 

– Test ổ cứng bằng phần mềm đơn giản như Hard Disk Sentinel.
 

– Bật loa, wifi, webcam để kiểm tra và xem xét thêm các cổng kết nối. 

 

4. Nên đi mua cùng người có kinh nghiệm

Nếu bạn không hiểu nhiều về laptop cũng như cách kiểm tra laptop cũ trước khi mua, hãy đi cùng người thân hoặc bạn bè có kinh nghiệm. Họ sẽ kiểm tra máy  nhanh chóng, chính xác hơn cũng như cho bạn những lời khuyên hữu ích.

 

5. Lựa chọn nhà phân phối uy tín

Hiện nay có rất nhiều đơn vị bán laptop cũ nên để chọn được nơi cung cấp laptop cũ uy tín hcm không phải là điều dễ dàng. Sự cạnh tranh về giá giữa các đơn vị rất cao nên bạn đừng vì muốn mua laptop cũ giá rẻ mà vội vàng quyết định.

Video test hoặc cách kiểm tra máy tính bạn dùng tính năng search trong blog của mình tìm. Với anh em.
 

Với anh em mua máy bàn nhớ cho mình mấy nguyên tắc sau mình đảm bảo không bao giờ  gặp phốt:

1- con máy đó bạn biết nó rồi, hoặc thằng bạn tốt của bạn nó bảo tốt nghĩa là tốt. Thẳng đần nó mới bán tình bạn lấy vài đồng từ con máy bán cho bạn.

2- Mua máy cũ thì cứ mua main mới nếu có, hoặc còn bảo hành hãng, tem chưa rách, Giga thì tem Thùy Linh, Asus thì Vĩnh Xuân, SPC, .v.v. và ổ cứng mới. Vì sao, vì con ổ cứng cũ, thường toàn dùng HDD generator làm lại hết rồi, phân vùng bad ra, chỉ cài win vào vùng tốt. Ổ cứng củ chỉ lắp cho dàn net hoặc cho mấy lớp học máy tính , tiếng anh cho rẻ thôi, chứ người dùng tiếc gì vài đồng với dữ liệu quan trọng mà ko mua ổ mới hoặc SSD chạy cho sướng. Nhớ là nói không với ổ cũ và main cũ.
3- Test cho kĩ bằng các bài mình đã hướng dẫn. Đảm bảo test xong không bao giờ chọn sai. Cái quy trình test này tại sao lại giúp bạn và đảm bảo cho bạn không bao giờ chọn sai:
a- Nó bắt máy tính chạy fulload chạy long xòng xọc toàn bộ các bộ phận của phần cứng, khi đó 2 bộ phận 2 quan trọng nhất, dễ bộc lộ điểm yếu nhất là VGA và Chipset sẽ lộ ra, có thể là ram nữa, xanh màn hình sẽ là ram hỏng
b- Nó làm nhiệt độ máy tính sau 2 lần test lên maximum, máy tính kém sẽ đứt gánh giữa đường ngay lập tực hoặc thể thiện tốc độ rất chậm so với các máy khác (lỗi ổ cứng)
c- Nó làm bạn thấy được các tiếng kêu, âm thanh lạ nếu có, lúc đó các bộ phận phụ trợ sẽ hoạt động tối đa. Và máy qua được những bài test đó sẽ đảm bảo kể cả đã sửa chữa vẫn chạy tốt.
Do đó, hãy xem kĩ và chớ bỏ qua, nhiều bạn hay đổ lỗi cho các người bán lừa đảo thì nhớ câu: phi thương bất phú, mà thương gian thì đâu tránh khỏi những điều trần tục kiếm lời.
d- Các phần mềm kiểm tra down ở đây. Và nhớ là nó cũng giúp các bạn xem luôn được cấu hình và nhiệt độ máy tính luôn nhé.

 

Mời bạn đọc thêm các bài về: Latop lê sơn, laptop Đức Việt lừa đảo, laptop 88 có uy tín không?