Những chú ý khi sử dụng mạng LAN, Mạng WIFI ?

Mạng LAN không dây hay là mạng Wifi được phần lớn người tiêu dùng lựa chọn vì nó mang lại những ưu điểm tuyệt vời, cùng với tốc độ mạng nhanh và việc thi công mạng LAN không dây cũng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng mạng wifi một cách hiệu quả thì không phải ai cũng biết cách sử dụng.  Dưới đây là những sai lầm người dùng dễ mắc phải khi sử dụng mạng LAN không dây.

Những chú ý khi sử dụng mạng LAN, Mạng WIFI ?
Những chú ý khi sử dụng mạng LAN, Mạng WIFI ?

1.  Việc reset lại máy khi mạng chập chờn hay lỗi

Ngay khi việc truy cập của bạn xảy ra lỗi thì rất nhiều người dùng máy tính sẽ nghĩ ngay đến việc reset lại hệ thống mạng. Nếu bạn reset hệ thống mạng thì toàn bộ câu hình cài đặt cho hệ thống mạng trước đây đều bị mất. Lúc này bạn lại phải mất thời gian để cấu hình lại từ đầu. Chưa kể đến việc nếu bạn reset lại quá nhiều lần sẽ dẫn đến khả năng cháy thiết bị hoặc có thể sẽ làm thiết bị chạy chậm đi.

Vì vậy, khi xảy ra lỗi bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra lỗi sau đó truy cập vào trang quản lý và cấu hình lại.  Phương án reset lại bạn chỉ nên thực hiện khi bạn không còn cách xử lý nào khác.

2. Lựa chọn thiết bị mạng chưa phù hợp cho việc thi công mạng LAN không dây.

Trong quá trình thi công mạng LAN cho gia đình, sẽ có rất nhiều chọn lựa cho việc lắp đặt mạng không dây để phục vụ cho việc sử dụng laptop, điện thoại, máy tính bảng, ….hay cũng có rất nhiều thiết bị điện tử khác cũng kết nối được internet như Smart TV, máy ảnh KTS…. Xong phần lớn người dùng lại không nắm được hết nhu cầu cho việc sử dụng mạng như thế nào hay việc đặt hệ thống nằm ở vị trí nào là hợp lý. Do đó, lúc này bạn lại phải bỏ ra một khoản tiền để đầu tư cho việc nâng cấp thiết bị phát sóng wifi.

Chính vì vậy, để việc thi công mạng LAN đạt được hiệu quả cao cũng như tiết kiệm được chi phí thì bạn nên tìm hiểu kĩ nhu cầu sử dụng internet của gia đình và nắm rõ được các điểm có thiết bị cần kết nối internet. Từ đó bạn hãy lựa chọn thiết bị phù hợp để đáp ứng cho nhu cầu của mình.

 3. Không cập nhật firmware cho thiết bị mạng

Sau một thời gian sử dụng thì Access point của bạn sẽ chạy chậm, có thể sẽ hay bị tình trang rớt mạng. Lúc này có thể bạn sẽ nghĩ đến việc thay thế thiết bị khác để sử dụng được tốt hơn.

Thông thường các nhà sản xuất hay cho ra các bản cập nhật dành cho access point sau một thời gian tung ra sản phẩm và các firmware mới này thường là những  bản vá lỗi cho bản đời đầu được tung ra. Bên cạnh đó nó cũng được nâng cao hiệu năng cũng như tính năng sử dụng của access point. Chính vì vậy thay vì việc nghĩ đến là thay thế thiết bị khác thì bạn nên kích hoạt tính năng auto update hoặc download firmware mới nhất từ hệ thống trang chủ của nhà sản xuất rồi update thủ công cho hệ thống mạng của bạn nhé.

 4. Chọn sai vị trí để đặt bộ phát router

Thiết bị phát sóng wifi có công suất phát mạnh và độ phủ sóng rộng nhưng nhiều người lại đặt thiết bị ở góc nhà, hay lại lựa chọn nơi có nhiều kim loại và thiết bị điện khác. Việc đặt thiết bị phát sóng ở những vị trí không phù hợp sẽ làm cho sóng wifi không thể phát sóng xuyên qua các vật cản đó và làm cho vùng phủ sóng mạng bị thu hẹp.

Thông thường các nhà sản xuất thiết bị luôn khuyên khách hàng lựa chọn đặt thiết bị wifi ở các vị trí thông thoàng và không có nhiều vật cản. Ví trị lý tưởng nhất để đặt thiết bị phát sóng mạng là trên trần nhà.

5. Cấu hình chuẩn wifi không được tương thích hết với các thiết bị sử dụng

Thiết bị của bạn chỉ có thể hỗ trợ sử dụng wifi theo chuẩn G. Tuy nhiên trong quá trình cài đặt bộ phát wifi bạn lại thường không chú ý tới điều này. Thường thì cấu hình mặc định của thiết bị hay dùng sẽ theo chuẩn 802.11n hoặc 802.11ac.

Vì vậy bạn hãy thiết lập chế độ mix mode trong thiết bị phát wifi của bạn để sử dụng cho nhiều thiết bị đa chuẩn khác nhau nhé.

6. Không kết  nối được tới địa chỉ IP mới

Việc bổ sung thêm các địa chỉ IP mới thì chúng thường có dải địa chỉ IP chung với địa chỉ của modem. Ví dụ như địa chỉ IP: 192.168.1.1.  Khi bạn kết nối các thiết bị mới vào modem thì bạn sẽ không thể truy cập vào mạng cũng như không thể truy cập vào trang cài đặt để cấu hình nó.

Lúc này bạn nên kết nối thiết bị trực tiếp với máy tình từ cổng LAN để cài đặt đổi địa chỉ IP cho thiết bị và cài đặt trước tên hiển thị wifi cũng như mật khẩu bảo mật cho hệ thống. Sau đó bạn mới nên kết nối access point vào modem.

 7. Không quản lý bảo mật được tài nguyên người dùng

Nếu bạn mở chế độ chia sẻ tài nguyên để sử dụng trong mạng wifi gia đình của người dùng máy tính, nhưng sau đó bạn lại kết nối vào một wifi công cộng để sử dụng thì những dữ liệu nhạy cảm của bạn rất có thể sẽ bị người khác xâm nhập và lấy cắp đi.

Để bảo mật được thông tin, tài nguyên của bạn thì bạn cần thiết lập cấu hình mạng của máy tính phải đúng theo tính chất sử dụng của bạn. Nếu bạn dùng mạng wifi gia đình thì hãy chọn mạng Home. Work và mạng Public sẽ dành cho các địa điểm công cộng. Trường hợp bạn muốn sử dụng 2 mạng này bạn cần phải nhớ tắt tính năng chia sẻ trước khi sử dụng mạng nhé.

 8. Làm lãng phí chức năng thiết bị router

Những sai lầm khi bạn mua thiết bị wifi mới bạn lại sử dụng luôn cấu hình mặc định của chúng và không có bất cứ những cấu hình hay thay đổi lại nào để bảo mật lại hệ thống. Điều này sẽ khiến bạn rất khó để phân biệt đâu là sóng wifi của mình hay của những người nào khác. Và lúc này gần như bất kỳ người dùng nào cũng có thể truy cập vào hệ thống mạng của bạn. Vì do cấu hình mặc định của thiết bị sẽ thường không được thiết lập mật khẩu bảo mật hay hiển thị theo tên của thiết bị.

Vì vậy khi cài đặt router  bạn cần cấu hình access point của bạn để đạt được hiệu năng cao nhất. Giúp tăng công suất phát, tăng độ rộng băng thông lên 40MHz và cài đặt tên hiển thị hay cài đặt chế độ bảo mật wifi bằng phương thức WPA2