Sửa lỗi Operation failed with error 0x0000011b

Sửa lỗi Operation failed with error 0x0000011b Chào các bạn, hôm nay mình hướng dẫn sửa lỗi máy in không kết nối quan mạng nội bộ trong mấy ngày vừa qua có nhiều máy bị lỗi không in được qua mạng nội bộ. Kết nối báo lỗi:

Sửa lỗi Operation failed with error 0x0000011b
Sửa lỗi Operation failed with error 0x0000011b

Cách 1: Sửa lỗi error 0x0000011b không in được qua mạng bằng cách gỡ bản cập nhật.

Các bản cập nhật của Microsoft luôn làm chúng ta đau đầu. Hệ thống đang chạy ổn định thì cập nhật 1 cái làm bao việc bị đình trệ. Nhiều công ty yêu cầu IT tắt cập nhật cho server để đảm bảo việc hoạt động liên tục. Cách này tiện nhưng cũng gây ra nhiều rủi ro vì các lỗ hổng bảo mật không được fix kịp thời. Nếu bạn chấp nhận việc này thì hãy gỡ bản cập nhật tháng 9/2021 ra khỏi hệ thống.

Thông tin lỗi: https://msrc.microsoft.com/update-guide/vulnerability/CVE-2021-34527

Cách làm:

Đầu tiên vào run gõ Control.cpl và Enter tiếp đó tìm  => Programs and Features

Click View Installed updates Ở bên trái

Gỡ Bản update cài 15/9 hoặc 16/9 (KB5005563 hay KB5005568 tuỳ bản windows 10 bạn đang dùng)

Khởi động lại máy! và bạn đã có thể in được.

 

Nếu lỗi quay trở lại sau vài ngày thì có thể bạn cần tắt windows update.

Vào run gõ GPEDIT.MSC, enter

Tìm mục  Administrative Template => Windows Components => Windows Update => Configure Automatic Updates

Chọn mục thành Disabled

Sau khi thực hiện bạn khởi động lại máy là được!

 

Cách 2: Thao tác trên client để add máy in qua mạng.

Nếu máy chủ cài bản vá lỗi tháng 9 thì khi add máy in qua mạng sẽ báo lỗi: Operation failed with error 0x0000011b, Nếu máy in đã add trước đó sẽ báo lỗi không in được.

Sau khi thử nhiều cách được hướng dẫn trên mạng mình đã tìm được cách sau:

Vào control Panel, mở Credntial Manager

Chọn Mục Windows Credntials 

Click vào Add a Windows credential

Nhập địa chỉ IP hoặc server name vào mục Internet or network address

Username: guest

Password: <bỏ trống>

Bấm Ok save lại và thoát khỏi Credential Manager

Đến đây bạn có thể add printer bình thường (Có thể phải gỡ máy in cũ ra rồi add lại)

Update 24/9/2021.

Hôm nay một số bạn có email cho mình fix theo cách 1 ok nhưng vài hôm lại bị update lại bản vá. Cách 2 thì máy được máy không. Sau 1 hồi tìm hiểu mình gửi thêm 1 cách nữa để các bạn thực  hiện. Cách này áp dụng trên máy chủ cài máy in và không cần gỡ bản cập nhật nào cả.

B1: Mở regedit.exe

  • Tìm đến khoá  “HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\Print”
  • Tạo thêm 1 DWORD với tên: RpcAuthnLevelPrivacyEnabled  đặt g ía trị là 0

B2: Restart lại Print Spooler service.

Lúc này b ạn có thể thêm máy in từ client và in bình thường!

Hình ảnh:

Chúc các bạn thành công

Các bạn có tạo file batch để làm toàn bộ các công việc trên với nội dung sau:

Lưu file dưới tên fix.cmd rồi chạy với quyền Adminsitrator nhé!

error 0x00000043, 0x00000006 windows 10, error 2140930030 windows 10, windows cannot connect to the printer regedit, operation failed with error 0x00000180, windows cannot connect to the printer 0x000006be, operation failed with error 0x0000011b windows couldn t connect to the printer check the printer,